QUY ĐỊNH XÉT, CẤP HỌC BỔNG EAS VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 596/QĐ-EAS ban hành ngày 22 tháng 09 năm 2024 của Tổng Giám đốc EAS Việt Nam)

Điều 1. Mục đích, đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Mục đích của việc cấp học bổng EAS Việt Nam.

Hỗ trợ gói tài chính cho các công dân Việt Nam và công dân nước ngoài có cơ hội tiếp cận với chuẩn nhân lực cấp cao EAS IHHRM G23.0 toàn cầu thông qua các chương trình đào tạo Lãnh đạo và Quản trị Cấp cao Quốc tế G23.0.

2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh.

a. Đối tượng:

Học bổng EAS Việt Nam áp dụng cho công dân Việt Nam và công dân nước ngoài có đủ các điều kiện được xét, cấp trong Điều 2 và Điều 4 của Quy định này.

b. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định về điều kiện, nguyên tắc, quy trình, thủ tục xét, cấp học bổng cho công dân Việt Nam và công dân quốc tế, các chương trình học bổng được áp dụng cho các hệ đào tạo Quản trị Đại quốc tế, Quản trị Sau Đại học quốc tế, Đặc nhiệm Quản trị G23.0 và các chương trình đào tạo Lãnh đạo và Quản trị khác của EAS Việt Nam.

Điều 2. Các chương trình học bổng

1. Học Bổng Nhân Sự Đa Nhiệm Toàn Cầu (IMC).

IMC là học bổng dành riêng cho công dân Việt Nam để đào tạo trở thành lãnh đạo, nhân sự cấp cao quốc tế đa nhiệm. Học bổng là các cơ hội giúp các công dân thích ứng được các môi trường đa dạng văn hoá và tiếp cận với các cơ hội việc làm quốc tế vượt trội.

Điều kiện xét tuyển: Công dân Việt Nam đang học tập và công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng, các tổ chức và doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, được nhà trường hoặc cơ quan giới thiệu.

Chỉ tiêu xét duyệt: 200 suất.

2. Học Bổng Chính Sách – Quản trị Quốc tế (IPS).

IPS dành cho công dân, lãnh đạo hoặc nhân viên của Chính phủ các quốc gia nghèo (đang phát triển) để đào tạo trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu, phát triển chính sách và quản trị toàn cầu theo chuẩn EAS IHHRM G23.0.

Điều kiện ứng tuyển: Công dân các nước đang phát triển, các nước nghèo (theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc) đang học tập, công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng hay các tổ chức, doanh nghiệp có mong muốn trở thành lãnh đạo toàn cầu, các nhân sự cấp cao toàn cầu hay các nhà làm chính sách quản trị toàn cầu.

Chỉ tiêu xét tuyển: 200 suất (trong đó 100 suất toàn phần và 100 suất 90%).

3. Học Bổng Chủ Tịch (ICS).

ICS là các suất học bổng toàn phần dành cho các Sinh viên xuất sắc, thủ khoa các trường ĐH trong nước và quốc tế được Chủ tịch TGĐ, EAS Việt Nam trực tiếp lựa chọn thông qua Hội đồng Học thuật, các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và quốc tế. Các ứng viên được lựa chọn sẽ được cung cấp tài chính để tham gia các chương trình học thuật và đào tạo chuyên biệt trở thành lãnh đạo hoặc nhân lực cấp cao quốc tế theo chuẩn EAS IHHRM G23.0 toàn cầu.

Điều kiện ứng tuyển: Sinh viên thủ khoa hoặc Sinh viên, Học sinh xuất sắc các cuộc thi chính thức của các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các trường hợp khác phải được trực tiếp Chủ tịch EAS Việt Nam xét duyệt.

Chỉ tiêu xét tuyển: 100 suất toàn phần.

4. Học bổng Lãnh đạo toàn cầu G23.0 (GLS).

GLS được cấp cho các Lãnh đạo Chính phủ, Nhân viên các tổ chức, doanh nghiệp, Cán bộ, Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và quốc tế nhằm tìm kiếm các nhân sự có mong muốn trở thành Nhà lãnh đạo cấp cao theo chuẩn EAS IHHRM G23.0 toàn cầu làm việc trong các tổ chức quốc tế. Ứng viên học bổng sẽ được cấp gói tài chính để được tham gia chương trình đào tạo Lãnh đạo và Quản trị Cấp cao Quốc tế.

Điều kiện xét tuyển: Công dân các quốc gia khối AEC, CP TPP đang học tập và công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng các tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam phải có hộ chiếu thời hạn ít nhất 6 tháng). Ứng viên cho các chương trình học bằng tiếng Anh phải có đủ năng lực tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên (theo khung của BGD&ĐT Việt Nam).

Chỉ tiêu xét tuyển: 1.500 suất trong đó 200 suất toàn phần và 1.300 bán phần.

5. Học Bổng Thực Hành Thực Tập (IIS).

Là học bổng cấp cho Sinh viên các nước để thực hành và thực tập trong môi trường chuẩn EAS IHHRM G23.0 toàn cầu để thích ứng với các yêu cầu khắt khe của thị trường lao động quốc tế. Ứng viên của học bổng này có cơ hội được tiếp cận làm việc hay giới thiệu của các Tổ chức Quốc tế trong tuyển dụng. Đây là học bổng dành cho công dân toàn cầu.

Điều kiện xét tuyển: Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và quốc tế đủ điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam. Được Hội Sinh viên (Đoàn trường) giới thiệu bằng văn bản.

Chỉ tiêu xét tuyển: 150 suất (trong đó có 50 suất toàn phần và 100 suất bán phần).

6. Học bổng phát triển tài năng trẻ (YLP).

Học bổng hỗ trợ tài chính cho chương trình huấn luyện chuyên biệt cho Sinh viên và các Nhà Khởi nghiệp trẻ góp phần chuẩn hóa năng lực quản trị và nâng cao khả năng cạnh tranh của nhân lực hay các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Đỡ đầu cho tinh thần khởi nghiệp và trợ giúp cho các Nhà Khởi nghiệp là Sinh viên trong xây dựng nhân hiệu, tạo ra sự khác biệt và phát triển thành lãnh đạo trong tương lai gần. Nâng cao chất lượng quản trị cho Việt Nam và khu vực.

Điều kiện xét tuyển: Công dân các quốc gia khối AEC, CP TPP đang học tập và công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam phải có hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng). Ứng viên cho các chương trình học bằng tiếng Anh phải có đủ năng lực tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên (theo khung của Bộ GD&ĐT Việt Nam).

Chỉ tiêu xét tuyển: 950 suất.

7. Học bổng Phát triển Doanh nghiệp

Đây là học bổng dành riêng cho các Doanh nghiệp của Việt Nam hoặc Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Học bổng hỗ trợ tài chính cho Lãnh đạo và Tổ chức Doanh nghiệp trong phát triển chiến lược, lãnh đạo, quản trị nhân sự hoặc năng lực quản trị thiết yếu để xây dựng mô hình và dịch vụ sản phẩm tầm cỡ.

Chỉ tiêu xét tuyển: 950 suất.

8. Học bổng phát triển Nghiên cứu và Tổ chức Giáo dục

Là học bổng cấp cho các nhà Khoa học, Lãnh đạo các tổ chức giáo dục, giảng viên, nhân viên các cơ sở giáo dục tiếp cận với mô hình quản trị G23.0 và phát triển năng lực nghiên cứu, năng lực tự chủ và quản trị tổ chức giáo dục toàn cầu.

Chỉ tiêu xét tuyển: 250 suất.

9. Học bổng Khởi nghiệp

Là học bổng cấp cho các Công dân khởi nghiệp của Việt Nam và Quốc tế tiếp cận với mô hình quản trị G23.0 và phát triển năng lực nghiên cứu, năng lực lãnh đạo trong phát triển các dự án khởi nghiệp hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch đúng pháp luật và đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội, quốc gia.

Chỉ tiêu xét tuyển: 150 suất.

Điều 3. Nguyên tắc xét, cấp học bổng

  1. Học bổng được xét, cấp bình đẳng với mọi công dân, không phân biệt quốc tịch.
  2. Học bổng phải được cấp cho đúng đối tượng ứng với mỗi loại học bổng và không vượt quá chỉ tiêu quy định.
  3. Học bổng được xét, cấp trước khi ứng viên được nhận đào tạo.
  4. Ứng viên học bổng phải cung cấp thông tin cá nhân trung thực, đầy đủ, kịp thời. Đồng thời phải đạt học bổng trên 70% mới được chấp thuận đào tạo.
  5. Ứng viên ứng tuyển học bổng lần 1 không thành công thì lần 2 sẽ bị từ chối hoặc học bổng không quá 80%.

Điều 4. Điều kiện xét, cấp các học bổng

Công dân Việt Nam và công dân quốc tế có đủ năng lực hành vi dân sự, không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại với 3 trụ cột tiêu chí: Có thái độ tích cực, ước mơ và hoài bão rõ ràng, có mục tiêu khả thi; Có sức khoẻ phù hợp với ước mơ theo đuổi; Có sự nghiêm túc và quyết tâm cao độ.

Bên cạnh đó ứng viên cần có hồ sơ hợp lệ để xét, cấp học bổng.

Điều 5. Mức học bổng

Căn cứ vào hồ sơ và năng lực của ứng viên được đánh giá thông qua phỏng vấn, ứng viên có thể nhận mức học bổng từ 70% đến 100%. Trường hợp ứng viên chỉ đạt mức học bổng dưới 70% sẽ bị từ chối tiếp nhận đào tạo.

Điều 6. Quy trình xét, cấp học bổng

Bước 1: Tìm hiểu thông tin học bổng và đăng ký hồ sơ ứng tuyển học bổng (học bổng phù hợp với chương trình đào tạo lựa chọn. Ứng viên được tư vấn đủ rõ để lựa chọn).

Bước 2: Thông báo và phỏng vấn.

Bước 3: Nhận kết quả phỏng vấn và xác nhận học bổng.

Bước 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý và thực hiện đào tạo.

Điều 7. Thủ tục xét, cấp học bổng

Ứng viên sau khi hoàn thành đăng ký ứng tuyển học bổng theo mẫu do Văn phòng học bổng Quốc tế của EAS Việt Nam phát hành. Hồ sơ gồm:

  1. CCCD/Hộ chiếu.
  2. Ảnh thẻ 3×4 nền trắng, rõ mặt, hở tai, không đeo trang sức.
  3. Các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có).
  4. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Văn phòng học bổng.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp học bổng

1. Người được cấp học bổng của EAS Việt Nam có quyền:

a. Được yêu cầu EAS Việt Nam hỗ trợ trong tiếp cận học bổng quốc tế của EAS Việt Nam.

b. Lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với năng lực và mục tiêu của bản thân.

c. Được yêu cầu Văn phòng học bổng hoặc đơn vị liên quan cung cấp và giải đáp các thắc mắc liên quan đến thông tin học bổng và chương trình đào tạo.

2. Người được cấp học bổng của EAS Việt Nam có nghĩa vụ:

a. Cung cấp thông tin, giấy tờ đầy đủ, chính xác minh chứng cho các thông tin trong hồ sơ đăng ký ứng tuyển.

b. Nghiêm túc thực hiện đúng các hướng dẫn về quy trình và thủ tục về nhận học bổng.

c. Hoàn thành nghĩa vụ tài chính còn lại sau khi được cấp học bổng (nếu có). Học bổng sau khi hoàn thành học phí sẽ không được hoàn trả trong mọi trường hợp.

Điều 9. Trách nhiệm của Văn phòng học bổng EAS Việt Nam

  1. Hướng dẫn đầy đủ, chi tiết các thông tin về học bổng và chương trình đào tạo giúp ứng viên thuận lợi tiếp cận.
  2. Ban hành các quy trình, biểu mẫu xét, cấp học bổng quốc tế của EAS Việt Nam cho ứng viên.
  3. Giải đáp các thắc mắc của ứng viên nhanh chóng, kịp thời và chính xác theo các nhu cầu của ứng viên.
  4. Sắp xếp lịch phỏng vấn và thông báo kịp thời kết quả ứng tuyển học bổng cho ứng viên.
  5. Cấp chứng nhận học bổng cho ứng viên đạt học bổng theo quy định.

Điều 10. Các hành vi của ứng viên bị từ chối cấp học bổng

Các hành vi sau của ứng viên sẽ bị Văn phòng học bổng Quốc tế EAS Việt Nam xem xét từ chối cấp học bổng:

  1. Gian lận hồ sơ để được cấp học bổng.
  2. Thiếu trung thực và có thái độ thiếu thiện chí trong ứng xử, làm việc, đáp ứng các yêu cầu của văn phòng học bổng.
  3. Hồ sơ không đảm bảo (sơ sài) nhưng từ chối hoàn thiện theo yêu cầu.
  4. Sử dụng học bổng sai mục đích xin cấp.

Điều 11. Thu hồi học bổng

Học bổng của ứng viên bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  1. Ứng viên được cấp học bổng nhưng không tham gia nhập học theo quy định.
  2. Vi phạm Quy chế đào tạo đến mức bị từ chối đào tạo.
  3. Ứng viên trong quá trình thực hiện học bổng có hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam và Quốc tế. Tuỳ vào mức độ và tính chất sẽ bị xem xét thu hồi học bổng.

Văn phòng học bổng là cơ quan ra thông báo thu hồi học bổng đến ứng viên.

Điều 12. Điều khoản thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Trong quá trình thực hiện học bổng, hàng năm Văn phòng học bổng quốc tế EAS Việt Nam xem xét, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với những quy định mới của nhà nước hoặc tình hình thực tế của EAS Việt Nam.

CHỦ TỊCH HỌC BỔNG

(đã ký)

Bùi Phương Việt Anh