Kỳ thi cấp các chứng chỉ EAS IHHRM G23.0 toàn cầu lần đầu tiên do người Việt Nam điều hành và tổ chức với phương châm “chúng tôi tiên phong để thành công của bạn được vươn tầm thế giới”.
Các chứng chỉ của EAS IHHRM G23.0 là minh chứng cho VỐN LỰC THỰC SỰ của lãnh đạo và đội ngũ nhân sự, tổ chức sở hữu chứng chỉ hoàn toàn khác biệt và đẳng cấp hơn chỉ là một văn bằng học thuật.
Chúng tôi NÂNG TẦM CHO VỐN LỰC lãnh đạo và chiến lược của bạn bằng tài năng CHUYÊN GIA ĐẲNG CẤP và HIỂU BIẾT THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG hơn bất cứ tổ chức nước ngoài nào!
CHÚNG TÔI HỖ TRỢ ĐỂ BẠN CÓ NĂNG LỰC TOÀN CẦU VỚI CHI PHÍ RẤT VIỆT NAM!
BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Hiện nay, trên thế giới tồn tại khá nhiều các quy chuẩn về chất lượng, mô hình, quản lý hay nhân sự …
Làm theo các quy chuẩn này nhà lãnh đạo và hệ thống hoàn toàn bị động trong quy trình quản trị vì chưa thực sự hiểu các tiêu chuẩn ấy! Nó là của các quốc gia phương tây áp dụng cho mô hình quản trị tại Việt Nam. Đây là điểm hạn chế của các quy chuẩn này.
Để khắc phục những hạn chế trên thì các chứng chỉ năng lực quản trị EAS IHHRM G23.0 vừa kế thừa tinh hoa của nhân loại nhưng đã khoa học hoá, cá biệt hoá các tiêu chuẩn ấy và nâng cấp chúng thành quy chuẩn toàn cầu trong điều kiện và nguồn lực tại Việt Nam.
Việc hội nhập và cạnh tranh toàn cầu thúc đầy các cá nhân và tổ chức phải đổi mới và thích ứng bền vững. Chính lý do này chứng chỉ EAS IHHRM G23.0 ra đời như một tất yếu của phát triển quản trị hiện đại.
Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá sẽ là rào cản lớn cho việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học của nhân loại. Thêm vào đó, các nền kinh tế khác nhau bởi thể chế và mô hình nhà nước, đây là thách thức lớn khi áp dụng các mô hình quản trị phương tây vào Việt Nam.
Trước những thách thức đó, Các nhà khoa học của EAS Việt Nam và Viện Quản trị chiến lược và nhân lực quốc tế (Viện SHRM) đã cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, ứng dụng, kiểm chứng và cho ra đời khung kiến thức và năng lực quản trị EAS IHHRM G23.0 với 6 loại chứng chỉ từ các lĩnh vực cấp độ đối với cá nhân: Chứng chỉ Chiến lược (EAS SHIP G23.0); Chứng chỉ Lãnh đạo cấp cao (EAS LIPA G23.0); Chứng chỉ Quản lý cấp trung (EAS MIMP G23.0); Chứng chỉ Quản trị nhân sự Quốc tế (EAS IHRM G23.0); và Chứng chỉ Quản trị thiết yếu (EAS FLIP G23.0). Đối với tổ chức muốn phát triển toàn cầu sẽ áp dụng theo chứng chỉ EAS GOM G23.0.
TẠI SAO NÊN ĐĂNG KÝ KỲ THI
Mơ ước hội nhập và phát triển toàn cầu là giấc mơ lớn của mọi nhà quản trị, doanh nghiệp và chính phủ. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế, tài chính eo hẹp, cơ sở hạ tầng quản trị còn nhiều bất cập, hệ thống giáo dục thì chưa đáp ứng được thị trường lao động toàn cầu.
Các chứng chỉ EAS IHHRM G23.0 giúp nâng tầm cho năng lực, chiến lược, quản lý và xây dựng đội ngũ tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả toàn cầu ngay tại Việt Nam. Chứng chỉ của EAS IHHRM G23.0 không những áp dụng hiệu quả cho cá nhân với cấp độ chiến lược, lãnh đạo, nhà quản lý, người làm quản trị nhân sự cho tới nền tảng quản trị thiết yếu mà còn áp dụng cho tổ chức với thị trường trong nước và quốc tế. Chứng chỉ này thích ứng với tất cả các mô hình quản trị cho dù nhà lãnh đạo sở hữu văn bằng chuyên môn hay chức vụ là gì đều thực hiện được chuẩn này hiệu quả nhất bằng sự chủ động và hiệu quả toàn cầu.
Chúng ta sẽ ứng dụng tư duy tiến bộ của nhân loại, văn hoá bản sắc Việt Nam và mô hình toàn cầu để hội nhập và phát triển với nguồn lực và điều kiện Việt Nam tránh lãng phí và tăng hiệu quả thành công.
CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
Đây là kỳ thi cấp chứng chỉ năng lực quản trị toàn cầu với sự nghiêm túc và khắt khe thực chất nên rất cần sự chuẩn bị chu đáo của ứng viên.
Đầu tiên ứng viên cần phải tìm hiểu thật kỹ thông tin của từng chứng chỉ mà mình định thi để được cấp chứng chỉ. Điều kiện và yêu cầu của từng nhóm ứng viên và từng loại chứng chỉ. Thêm vào đó cần tìm hiểu kỹ các thông tin sau:
- Về kiến thức
- Về hình thức bài thi
- Về cấu trúc nội dung bài thi
- Về quy trình thi và cấp chứng chỉ
- Về giá trị và ứng dụng của từng loại chứng chỉ
CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ LĨNH VỰC LÀM VIỆC
Tuỳ theo ước mơ, năng lực và lộ trình phát triển của từng nhóm cá nhân để lựa chọn chứng chỉ đăng ký kỳ thi cho phù hợp. Cần hiểu đúng làm đúng để có kết quả hiệu quả. Chúng tôi không khuyến khích ứng viên tham gia kỳ thi cho có phong trào tránh lãng phí nguồn lực.
CHÂN DUNG ỨNG VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
Nhóm ứng viên tiềm năng cho mỗi loại chứng chỉ cần được phân chia theo các nhóm sau:
- Nhóm ứng viên mới tốt nghiệp đại học, vừa mới đi làm hoặc nhóm ứng viên học các ngành không phải là kinh tế hoặc kỹ thuật, công nghệ, y tế, giáo dục … cần thi lấy chứng chỉ QUẢN TRỊ THIẾT YẾU (EAS FLIP G23.0) để mở rộng con đường thành công và phát triển sự nghiệp sau này.
- Nhóm ứng viên đã đi làm hoặc ra trường có thâm niên công tác 2-3 năm và cũng đã có thời gian làm quản lý thì chứng chỉ QUẢN LÝ CẤP TRUNG (EAS MIMP G23.0) sẽ là lựa chọn đúng đắn vì sẽ kết hợp được kiến thức của trường đại học, kinh nghiệm và mục tiêu quản trị định hướng tới.
- Nhóm ứng viên đang công tác trong các bộ phận nhân sự, hành chính có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, lãnh đạo cần kiến thức quản trị nhân sự phục vụ cho nghiệp vụ lãnh đạo thì thi lấy chứng chỉ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (EAS IHRM G23.0).
- Nhóm ứng viên là lãnh đạo hoặc ứng viên cho vị trí lãnh đạo có thời gian công tác tối thiểu là 5 năm kinh nghiệm trong đó có ít nhất là 2 năm ở vị trí quản lý hoặc tương đương thì đăng ký chứng chỉ LÃNH ĐẠO CẤP CAO (EAS LIPA G23.0).
- Nhóm ứng viên là các lãnh đạo có thời gian công tác 5 năm kinh nghiệm có nhu cầu đổi mới chiến lược và nâng tầm vốn lực quản trị để thành công thì lựa chọn chứng chỉ CHIẾN LƯỢC CẤP CAO (EAS SHIP G23.0).
QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ
Để được cấp chứng chỉ năng lực quản trị EAS IHHRM G23.0 toàn cầu ứng viên cần thực hiện theo quy trình:
- Tìm hiểu thông tin về kỳ thi
- Đăng ký online kỳ thi chứng chỉ
- Nhận tư vấn từ chuyên gia
- Thực hiện ôn tập và luyện thi
- Tham gia kỳ thi
- Chờ kết quả từ Hội đồng
CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI THI CHỨNG CHỈ EAS IHHRM G23.0 TOÀN CẦU
Kỳ thi để cấp các chứng chỉ năng lực quản trị EAS IHHRM G23.0 được nghiên cứu và xây dựng để đánh giá tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hay lãnh đạo của ứng viên với 5 trụ cột phát triển vốn lực của nhà lãnh đạo hay nhân sự của tổ chức. Đây là kỳ thi giúp ứng viên đánh giá chính xác khả năng của bản thân có phù hợp với vị trí hay lĩnh vực đang làm việc hoặc sẽ làm việc hay không.
Các bài thi cũng chú trọng đánh giá khả năng tư duy, hành vi, kỹ năng hay chiến lược xử lý các tình huống quản trị cả hệ thống và phi hệ thống để đảm bảo rằng ứng viên nếu vượt qua kỳ thi sẽ có đủ năng lực để đảm nhiệm chức vụ, vị trí kỳ vọng giúp phát triển nghề nghiệp hay sự nghiệp.
TƯ DUY
Công dân toàn cầu đa nhiệm, khác biệt
EAS IHHRM G23.0 phát triển tư duy chiến lược đẳng cấp để thích ứng và hội nhập toàn cầu.
HÀNH VI
Tạo lập vốn lực hiệu quả cho cá nhân và tổ chức
EAS IHHRM G23.0 phát triển khả năng nhận diện và phát hiện vấn đề.
CHUYÊN MÔn
Kiến tạo thế giới qua hệ sinh thái quản trị G23.0
EAS IHHRM G23.0 đã định hình thế giới trong kỷ nguyên số và xanh.
CHIẾN LƯỢC
Tiên phong, toàn cầu, chiến lược lãnh đạo
EAS IHHRM G23.0 định hình mô hình lãnh đạo tầm cỡ và chiến lược thích ứng, hiệu quả trong kỷ nguyên AI.
SỨC KHOẺ
Từ tâm lực đến thể lực. Tự trọng và kỷ luật
EAS IHHRM G23.0 nâng tầm giá trị và văn hoá để phát huy tài – tâm – đức – khoẻ cho hạnh phúc.
Nội dung và cấu trúc bài thi
Cấu trúc bài thi sẽ gồm các câu hỏi được nghiên cứu và ứng dụng của Viện SHRM và EAS Việt Nam. Những kiến thức này theo chuẩn độc quyền EAS IHHRM G23.0 nhằm kiểm định toàn diện các trụ cột Vốn lực của một nhân sự tầm cỡ với trọng số các nhóm kiến thức gồm:
- Đánh giá tư duy: 25%
- Đánh giá hành vi và nghiệp vụ lãnh đạo: 25%
- Đánh giá hiểu biết chuyên môn: 20 %
- Đánh giá chiến lược giải pháp: 20%
- Đánh giá về sức khoẻ quản trị và phát triển: 10%
Nội dung cụ thể của bảng câu hỏi được EAS Việt Nam và Viện SHRM nghiên cứu và sở hữu độc quyền mang tính thực tế, ứng dụng chứ không theo nguyên lý lý thuyết trong đó kiểm định các thang bậc từ vận dụng tư duy quản trị độc lập, nhớ và hiểu tình huống, phân tích, ứng dụng, đánh giá và sáng tạo các giải pháp hệ thống và phi hệ thống quản trị. Bên cạnh đó bộ câu hỏi cũng rất chú trọng về xử lý các tình huống mang tính cá biệt hoá (Case study) giải pháp quản trị.